Sở Giao thông Vận tải TP.HCM mới đây đã có văn bản gửi UBND TP.HCM, đề xuất hướng dẫn các nhà đầu tư thủ tục lập đề xuất cho tuyến đường sắt cao tốc Metro Cần Giờ kết nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ theo hình thức đối tác công – tư.
Tuyến Metro Cần Giờ đi từ nội khu quận 7 sẽ do Vin Group thực hiện
Tại hội nghị công bố Quy hoạch TP.HCM vào chiều qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Tập đoàn Vingroup phát triển hệ thống tàu điện ngầm nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ. Thủ tướng cũng gợi ý rằng thành phố cần giao nhiều công việc cho các doanh nghiệp lớn để tạo thêm động lực và nguồn lực mới thúc đẩy phát triển.
Trong công văn mới đây gửi UBND TP.HCM, Sở Giao thông công chánh đã kiến nghị thành phố giao Sở Tài chính hướng dẫn Vingroup thủ tục đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tuyến metro này dự kiến triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải, Tập đoàn Vingroup đã trình bày phương án sơ bộ đầu tư tuyến metro kết nối trung tâm TP.HCM với Cần Giờ.
Tuyến Metro Cần Giờ bắt đầu từ đâu?
Tuyến metro này sẽ bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (tại khu vực giao cắt giữa Nguyễn Thị Thập và Lý Phục Man), di chuyển theo dải phân cách giữa đường Nguyễn Văn Linh. Khi đến giao lộ Nguyễn Lương Bằng, tuyến sẽ rẽ trái, tiếp tục đi dọc theo đường Nguyễn Lương Bằng, đường 15B, đường D1, vượt qua cầu Rạch Đĩa và đi qua khu TĐC Hồng Lĩnh – Nhà Bè. Sau đó, tuyến sẽ tiếp tục theo đường số 11 qua khu TĐC Vạn Phát Hưng – Nhà Bè.

Sau khi vượt qua sông Soài Rạp, tuyến sẽ đi song song với cao tốc Bến Lức – Long Thành và đến đường Rừng Sác, rẽ phải và tiếp tục theo đường Rừng Sác cho đến điểm cuối của tuyến.
Tuyến Metro Quận 7 đi Cần Giờ dài bao nhiêu?
Tuyến metro Cần Giờ dự kiến có tổng chiều dài 48,5 km, phần lớn đi trên cao, với 2 ga (ga Tân Phú và ga Cần Giờ), cùng với 2 depot: một depot tại khu đất rộng 39 ha ở Long Hòa, Cần Giờ và một depot khác tại khu đất 20 ha ở phường Bình Thuận, quận 7. Tuyến metro này sẽ được thiết kế dạng đường đôi, có khổ 1.435 mm mỗi đường và tốc độ tối đa 250 km/h. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 102.370 tỷ đồng, tương đương 4,09 tỷ USD.
Cần Giờ, cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, là huyện duy nhất của thành phố giáp biển với bờ biển dài 23 km. Huyện này có tổng diện tích hơn 71.300 ha, trong đó hơn 70% là rừng ngập mặn và hệ thống sông rạch. Cần Giờ nổi bật với các làng nghề truyền thống và các lễ hội văn hóa đặc sắc, tạo thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch văn hóa – tín ngưỡng. Định hướng của TP.HCM là đẩy mạnh khai thác thế mạnh du lịch của Cần Giờ và xây dựng khu đô thị du lịch đẳng cấp quốc tế tại đây.
Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tại Cần Giờ
Tại Cần Giờ, Khu đô thị lấn biển có diện tích 2.870 ha đang được quy hoạch tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 282.800 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ trở thành nơi sinh sống cho hơn 228.000 người – gấp ba lần dân số hiện tại của huyện. Dự án cũng kỳ vọng sẽ thu hút gần 9 triệu lượt khách du lịch mỗi năm và tạo ra hơn 36.000 việc làm.
Tuy nhiên, giao thông kết nối trung tâm TP.HCM với Cần Giờ vẫn chưa phát triển tương xứng. Hiện tại, từ nội đô xuống huyện Cần Giờ chỉ có tuyến đường độc đạo Rừng Sác, phải qua phà Bình Khánh. Dự án cầu Cần Giờ, thay thế phà, dù đã được đề xuất từ nhiều năm trước nhưng hiện vẫn chưa được triển khai.

Tuyến metro nối quận 7 – Cần Giờ, được nghiên cứu và đề xuất bởi Tập đoàn Vingroup, có vận tốc tối đa lên đến 250 km/h, gấp hơn hai lần tốc độ của các tuyến metro hiện tại đang khai thác trong nước.
Theo phương án đầu tư được Vingroup đề xuất, tuyến metro nối quận 7 với Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 48,5 km, đi trên cao. Tuyến bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao Nguyễn Thị Thập và Lý Phục Man), đi theo dải phân cách giữa đường Nguyễn Văn Linh.
Khi đến nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, tuyến sẽ rẽ trái và tiếp tục đi qua các tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, đường 15B, D1, vượt qua cầu Rạch Đỉa để đến khu tái định cư Hồng Lĩnh, Nhà Bè.